Vì sao bé hay nấc cụt? Nấc cụt là tình trạng xuất hiện những cơn co thắt cơ hoành bất ngờ không thể tự chủ tạo thành tiếng nấc, các cơn co thắt này bị ngắt quãng và lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy cùng Umoo tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé hay nấc cụt và 6 cách khắc phục tình trạng này nhé.
Vì sao bé hay nấc cụt
Nấc cụt có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi. Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân bé hay nấc cụt có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Bé sơ sinh hay bị nấc cụt có thể do một số nguyên nhân sau:
Hệ thần kinh chưa hoàn thiện là nguyên nhân đầu tiên vì sao bé hay nấc cụt. Ở trẻ sơ sinh, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, do đó dễ bị kích thích gây ra nấc cụt.
Ăn uống quá nhanh hoặc quá no: Khi bé bú sữa hoặc ăn thức ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, dạ dày của bé sẽ bị căng phồng, dẫn đến kích thích cơ hoành và gây ra nấc cụt.
Trẻ uống sữa không đúng cách cũng là một nguyên nhân vì sao bé hay nấc cụt: Khi trẻ uống quá nhiều, sữa sẽ ngưng tụ lại không tiêu hóa được hoặc khi trẻ uống sữa lạnh, khí sẽ ngưng trệ không thể lưu thông, làm cho chức năng dạ dày của trẻ bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, dẫn tới tình trạng trào ngược khí, gây ra nấc cụt. Trẻ bị trào ngược khí từ dạ dày lên gây nấc cụt;
Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc bạn cho trẻ bú hay uống sữa khi bé vừa khóc xong, gây nghẹt thở và là lí do vì sao bé hay nấc cụt phổ biến.
Nuốt không khí là nguyên nhân vì sao bé hay nấc cụt: Khi bú mẹ hoặc bú bình, bé có thể nuốt phải không khí, làm tăng áp lực trong dạ dày và dẫn đến nấc cụt.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng là lí do vì sao bé hay nấc cụt: Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, hoặc bé chuyển từ nơi ấm sang nơi lạnh, cũng có thể gây ra nấc cụt. Trẻ không được giữ ấm đúng cách cũng là một nguyên nhân vì sao bé hay nấc cụt.
Kích thích từ bên ngoài là yếu tố khách quan của lí do vì sao bé hay nấc cụt: Một số kích thích từ môi trường như âm thanh lớn, ánh sáng mạnh, hay cảm giác sợ hãi cũng có thể làm bé nấc cụt.
Tham khảo một số BÀN HỌC CHO BÉ TIỂU HỌC
Các làm trẻ hết nấc cụt
Chữa nấc cụt cho người lớn thường đơn giản, nhưng cách làm trẻ sơ sinh hết nấc hay trẻ nhỏ hết nấc thì cần phải cẩn thận hơn vì cơ thể của trẻ vẫn còn khá non nớt. Bạn cần chú ý tránh sử dụng các động tác quá mạnh tay hoặc dùng biện pháp không phù hợp như cho bé uống quá nhiều nước…
Một số cách làm trẻ hết nấc cụt
“Trẻ con nấc làm thế nào” để giúp bé không khó chịu là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ nuôi con nhỏ. Dưới đây là một số cách làm trẻ hết nấc:
Dùng hai ngón tay của bạn biệt lỗ tai trẻ trong khoảng nửa phút hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi trẻ, đồng thời dùng tay giữ miệng bé khép lại trong 2-3 giây. Lặp lại động tác này từ 15-20 lần, khoảng cách giữa mỗi lần là 3 giây.
Thay đổi tư thế khi cho trẻ bú: Nếu bạn thấy trẻ thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi bú thì bạn nên đổi tay hoặc đổi cách bế trẻ khi bú để hạn chế không cho không khí vào miệng và dạ dày trẻ. Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi trẻ ợ hơi được thì sẽ hết nấc.
Bạn có thể cho trẻ uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, chỉ nên uống khoảng 2,5ml là đủ.
Nếu trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm thì bạn có thể cho một ít đường vào lưỡi trẻ. Vị ngọt của đường có tác dụng góp phần giúp ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.
Nếu trẻ bú bình, bạn cần tránh dùng núm vú quá lớn vì điều này có thể là nguyên nhân làm cho bé nuốt nhiều không khí khi bú.
Có thể ngăn ngừa trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt không?
Nấc cụt không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình ăn/uống sữa của trẻ. Vì vậy, bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây để đề phòng tình trạng nấc cụt xảy ra đối với trẻ nhỏ:
Xem thêm các sản phẩm: Thanh chắn cầu thang
Bạn cần giữ nhiệt độ không khí trong phòng trẻ được ổn định, tránh để trẻ bị lạnh. Bạn có thể choàng thêm một chiếc khăn xô vào cổ cho bé để tránh gió. Đóng các cửa sổ để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào trẻ nhỏ.
Có thể cho trẻ ngậm kẹo gừng nếu trẻ có thể ngậm được hoặc bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy và hai dái tai bé.
Lưu ý khi tắm cho trẻ không để nhiệt độ nước quá chênh lệch so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, bạn cần bật quạt sưởi để phòng tắm ấm hơn.
Đặc biệt, để hạn chế tình trạng trẻ nấc cụt, bạn cần lưu ý rằng không nên để trẻ quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời cũng cần tránh để trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú xong, bạn cần bế trẻ giữ cao đầu trong khoảng 10 phút.
Trẻ con nấc làm thế nào
“Trẻ con nấc làm thế nào” là thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm
Trẻ hay bị nấc cụt có cần đi khám hay không?
Bạn nên đưa trẻ đi khám trong những trường hợp sau:
Khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản: Nếu trẻ có những cơn nấc kinh niên và luôn ợ ra chất lỏng, đây có thể là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ thường có các triệu chứng khác kèm theo bao gồm: Cáu kỉnh, cong lưng và khóc vài phút sau khi ăn.
Trẻ bị nấc cụt trong khi bú hoặc ngủ: Trẻ sơ sinh có thể bị nấc cụt một lát, nhưng nếu trẻ nấc trong khi bú, khi ngủ hoặc chơi, bạn nên đưa trẻ đi khám. Nấc mạn tính sẽ gây cản trở mọi hoạt động hàng ngày của trẻ và khiến trẻ khó chịu.
Khi cơn nấc cụt của trẻ kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ: Dù là trẻ sơ sinh hay trẻ lớn đều có thể bị nấc cụt trong vài phút hay vài giờ. Nếu trẻ không cảm thấy khó chịu khi bị nấc cụt, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường khác thì điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần quan sát tình trạng nấc cụt của trẻ để xem trẻ có bị thở khò khè hay không. Nếu trẻ thở khò khè, bạn nên đưa bé đi khám ngay.
Một số cách đơn giản xử lí khi trẻ bị nấc cụt
Nấc cụt thường không gây hại cho bé và sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nấc cụt kéo dài hoặc làm bé khó chịu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
Cho bé ợ hơi: Vỗ nhẹ lưng bé để giúp bé ợ hơi. Bạn có thể giữ bé ở tư thế thẳng đứng, đầu tựa vào vai bạn, và vỗ nhẹ lưng bé.
Cho bé uống một ít nước ấm: Đối với trẻ lớn hơn, một ít nước ấm có thể giúp làm dịu cơ hoành và giảm nấc cụt.
Đổi tư thế bú: Nếu bé đang bú, hãy thử đổi tư thế hoặc tạm ngưng việc cho bú trong vài phút rồi tiếp tục. Đảm bảo rằng bé không nuốt quá nhiều không khí khi bú.
Cho bé ngậm núm vú giả: Việc ngậm núm vú giả có thể giúp thư giãn cơ hoành và giảm nấc cụt.
Giữ bé ở nhiệt độ ổn định: Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, giữ bé ấm áp và thoải mái.
Xoa bụng bé nhẹ nhàng: Xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ có thể giúp làm giảm nấc cụt.
Tạo không gian yên tĩnh: Đảm bảo môi trường xung quanh bé yên tĩnh và không có nhiều kích thích, giúp bé thư giãn.
Cho bé ăn đúng cách: Khi cho bé bú, hãy giữ đầu bé cao hơn phần thân để giảm thiểu việc nuốt không khí.
Cơn nấc cụt thông thường không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe của trẻ nên bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ nấc liên tục trong một thời gian dài thì đó có thể báo hiệu của một bệnh lý nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa. Cách tốt là hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ và được bác sĩ hướng dẫn phương pháp chữa trị hiệu quả.
Nếu nấc cụt kéo dài hoặc bé có dấu hiệu khó chịu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.
Umoo.VN chuyên cung cấp đồ dùng an toàn cho bé gồm xe đẩy Umoo, thanh chắn cầu thang, ghế ăn dặm cho bé, thanh chắn giường trẻ em, phụ kiện lưới an toàn ban công. Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi để đặt lịch giao hàng sản phẩm cho mẹ và bé nhanh nhất.
Nếu có bất kì thắc mắc về sản phẩm hãy để lại bình luận xuống dưới hoặc chia sẻ cho chúng tôi qua zalo, facebook ngay nhé.