Chăm con, Blog Mẹ và Bé

Vì sao bé hay khóc đêm

Dấu hiệu nhận biết bé đói - 3 cấp độ nhận biết bé sơ sinh đòi ti mẹ

Bé hay khóc đêm là chỉ việc trẻ hay quấy khóc khi ngủ. Vì sao trẻ hay khóc đêm là câu hỏi xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn nuôi con và chăm con của các bậc cha mẹ. Trẻ hay khóc đêm khiến ba mẹ mệt mỏi và sự phát triển toàn diện của bé cũng bị ảnh hưởng. Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay khóc đêm. Hôm nay ba mẹ hãy cùng Umoo tìm hiểu vì sao bé hay khóc đêm và cách khắc phục nhé.

Trẻ hay khóc đêm có phải là dấu hiệu bất ổn?

Có không ít phụ huynh cho rằng việc trẻ quấy khóc khi ngủ là điều bình thường và nguyên nhân vì sao bé hay khóc đêm không mấy lo ngại. Nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân trẻ khóc đêm đã phát hiện rằng, việc các bé giật mình quấy khóc thường xuyên khiến trẻ chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Trẻ hay khóc đêm có nguy cơ chậm tăng cân

Việc con thường quấy khóc hằng đêm có nguy cơ làm cho bé chậm tăng cân. Bởi lẽ giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.

Vì sao bé hay khóc đêm? Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm và cách giải quyết
Vì sao bé hay khóc đêm? Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm và cách giải quyết

Trẻ hay khóc đêm ảnh hưởng khả năng ghi nhớ

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ mất ngủ liên tục sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, kém tập trung hơn. Thêm nữa, khi ngủ sâu, các tế bào miễn dịch được tạo ra nhiều hơn, vì thế mất ngủ khiến hệ miễn dịch trẻ suy yếu, dễ bị ốm. Vì vậy, giải quyết được vấn đề vì sao bé hay khóc đêm giúp phát triển trí nhớ cũng như tư duy của trẻ tốt hơn.

Vì sao trẻ hay khóc đêm?

Trẻ hay khóc đêm có thể vì nhiều lí do khác nhau. Có thể là nguyên nhân do bản thân bé thấy khó chịu hoặc do tác động của môi trường xung quanh. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính khiến trẻ hay khóc đêm Umoo tổng kết lại, ba mẹ cùng lưu ý nhé:

Trẻ hay khóc đêm do cảm giác bị lạc lõng, cô đơn:

Trẻ có thể cảm thấy bị lạc lõng, cô đơn hay cảm thấy bị bỏ rơi khi phải ngủ một mình. Điều này thường hay gặp khi trẻ bị thay đổi cách ngủ từ ngủ cùng ba mẹ, người thân sang ngủ một mình. Điều này giải thích tại sao khi ngủ trẻ con thường có xu hướng nằm sát mẹ hoặc nếu ngủ một mình trẻ thường ôm gối, gấu bông khi ngủ.

Trẻ hay khóc đêm do cảm giác không thoải mái

Bé có thể khóc đêm do cảm thấy không thoải mái. Có thể sự không thoải mái này đến từ việc đau bụng, nên mửa, đau răng hoặc bất kì vấn đề sức khỏe nào khác làm bé khó chịu và khó ngủ. Đôi khi cảm giác không thoải mái này chỉ đến từ việc đổi giường của bé hoặc thay đệm khác với đệm thường ngày trẻ hay ngủ. Việc này giống như việc “lạ giường” dẫn đến khó ngủ của người lớn. Trẻ “lạ đệm”, “lạ phòng” cũng có thể tạo cảm giác không thoải mái khiến bé hay khóc đêm.

Vì sao bé hay khóc đêm: trẻ hay khóc đêm do đói

Nhiều trẻ hay khóc đêm do cảm thấy đói bụng. Nếu nguyên nhân khóc do đói thì bé chỉ cần được ăn là có thể nín khóc ngay lập tức. Tuy nhiên, đôi khi trẻ khóc đêm vì đói là khi bé đã quá đói. Ba mẹ hoàn toàn có thể nhận ra bé đói và cho ăn đúng lúc bé hơi đói chứ chưa đến mức QUÁ ĐÓI, thì tình trạng trẻ hay khóc đêm do đói sẽ được cải thiện.

Vì sao trẻ sơ sinh hay giật mình khóc đêm: trẻ hay khóc đêm do rối loạn giấc ngủ

Một số trẻ hay khóc đêm do rối loạn giấc ngủ như bị mất ngủ hoặc bé giật mình tỉnh dậy khiến giấc ngủ bị ngắt quãng và bé khóc đêm do chưa ngủ đủ giấc.. Ngoài việc “lạ giường” dẫn đến bé khó ngủ thì còn nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ như bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, bé thay đổi giờ ngủ, do tiếng ồn làm bé tỉnh giấc….

Vì sao bé hay khóc đêm? Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm và cách giải quyết
Vì sao bé hay khóc đêm? Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm và cách giải quyết

Vì sao bé hay khóc đêm: do cảm giác cảm giác bất an, sợ hãi:

Đôi khi trẻ hay khóc đêm do cảm thấy bị đau hoặc bất an mà không giải thích được, không diễn tả được. Điều này khiến bé hay khóc vào ban đêm và cũng là nguyên nhân khó tìm ra cách giải quyết nhất. Trẻ có thể khóc do sợ vu vơ một vật hoặc hình ảnh nào đó khiến bé khóc hàng đêm, chẳng hạn như ánh đèn ngủ hắt lên tường có những hình ảnh khiến trẻ tưởng tượng tới một quái vật đáng sợ, vì vậy trẻ bỗng khóc thét lên…

Nhiều trường hợp trẻ hay có một giai đoạn khóc đêm liên tục 1-3 tháng liền sau đó tự bình thường trở lại, dân gian còn gọi là “khóc dạ đề”. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ hay khóc đêm.

  • Xem thêm: Thế nào là khóc dạ đề và cách khắc phục

Vì sao bé ngủ hay khóc đêm: trẻ hay khóc đêm do mơ thấy ác mộng:

Nhiều trẻ hay khóc đêm do khi ngủ trẻ hay mơ thấy ác mộng khiến trẻ tỉnh giấc và khóc vào ban đêm. Trẻ thường mơ thấy ác mộng do nhiều nguyên nhân, có thể trước khi ngủ hoặc bạn ngày bé đùa nghịch nhiều quá, hoặc khóc vào ban ngày khiến khi ngủ kí ức vẫn còn làm trẻ khóc.

Có nên vỗ về khi trẻ hay khóc đêm không?

Đến đây bạn đã rõ nguyên nhân vì sao bé hay khóc đêm là gì. Thực tế, có hai trường phái tư tưởng về vấn đề này. Một trường phái tin rằng, trẻ sẽ ngừng khóc đêm không điều kiện khi chúng nhận ra rằng không ai phản hồi lại với tiếng khóc của mình. Trường phái còn lại thì cho rằng mỗi khi bé khóc, con nên được bồng bế và an ủi, không nên để trẻ khóc một mình vì bất kỳ lý do gì. Do đó, câu hỏi là có nên vỗ về con khi bé khóc đêm hay không tùy thuộc vào quyết định của bạn.

Trẻ hay khóc đêm là một vấn đề thường thấy nên việc tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao bé hay khóc đêm sẽ giúp mẹ có biện pháp hữu ích để giúp con ngủ ngon giấc hơn. Hãy lưu ý rằng mỗi bé là một cá thể độc lập do vậy sẽ có lý do riêng dẫn đến việc khóc đêm. Việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ là rất quan trọng để giúp bé có giấc ngủ tốt hơn và phát triển toàn diện.

Vì sao bé hay khóc đêm? Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm và cách giải quyết
Vì sao bé hay khóc đêm? Nguyên nhân trẻ hay giật mình khóc đêm và cách giải quyết

Cần làm gì khi trẻ hay khóc đêm

Kiểm tra y tế, sức khỏe khi bé hay khóc đêm:

Việc đầu tiên cần làm khi bé hay khóc đêm là ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé hay khóc đêm, sau đó phải kiểm tra sức khỏe y tế của bé để đảm bảo rằng không có vấn đề nào về sức khỏe gây ra việc khóc vào ban đêm. Ba mẹ có thể kiểm tra đơn giản về sức khỏe của trẻ trước khi đưa đi khám bác sĩ như kiểm tra xem bé có đang sốt hay không, bé có dấu hiệu mọc răng hay bé có vết thương tổn nào trên người hay không.

Tạo môi trường ngủ tốt:

Khi trẻ hay khóc đêm cần tạo một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái cho trẻ. Cần đảm bảo cho trẻ khi ngủ có ánh sáng yếu, có thể có âm nhạc nhẹ nhàng và nhiệt độ phòng ngủ phù hợp. Nếu gần nơi có tiếng ồn hoặc gần đường thì nên làm thêm cửa cách âm để đảm bảo yên tĩnh cho giấc ngủ của bé.

Thiết lập thói quen ngủ cho bé

Xây dựng một lịch trình ngủ ổn định cho trẻ em giúp giảm tình trạng trẻ hay khóc đêm. Cần đảm bảo cho bé đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ tạo thói quen và giấc ngủ ổn định cho trẻ bởi vì rối loạn giấc ngủ là một nguyên nhân chính vì sao bé hay khóc đêm.

Thư giãn trước khi ngủ:

Tạo ra một cảm giác thoải mái, thư giãn cho bé trước khi ngủ như là đọc sách, kể truyện cho bé trước khi ngủ hay đơn giản là mẹ cùng “trò truyện” với bé hoặc hát ru nhẹ để giúp bé yên tâm đi trước khi ngủ. Có nhiều trường hợp bé thích xoa lưng hoặc gãi lưng mỗi tối trước khi ngủ, đây cũng là biện pháp thư giãn trước khi ngủ được nhiều mẹ áp dụng.

Xử lý nỗi lo lắng hoặc sợ hãi khiến bé hay khóc đêm

Nếu trẻ có cảm giác bị lạc lõng hoặc cô đơn hãy cố gắng tạo ra một môi trường an toàn và cho bé biết bé không cô đơn. Hãy gần gũi và trò truyện nhiều hơn với bé. Khi trẻ sơ sinh, có thể không nên cho trẻ ngủ một mình quá sớm. Trường hợp cần thiết có thể bế bé và vỗ về bé khi bé khóc. Tuy nhiên không nên lặp lại điều này nhiều lần sẽ dẫn tới thói quen càng ngày càng hay quấy khóc ở trẻ.

Hạn chế kích thích trước khi ngủ:

Hạn chế cho trẻ xem ti vi hoăc thiết bị điện tử trước khi ngủ vì những thiết bị này sẽ làm giảm sản xuất melatonin, là hormone giúp bé buồn ngủ. Ngoài ra cùng cần hạn chế các trò chơi có cường độ mạnh hoặc cười đùa có cường độ mạnh. Không chỉ việc bé khóc trước khi ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà cả việc chơi đùa có cường độ mạnh cũng làm bé hay khóc đêm khi ngủ.

Khi bạn đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng bé hay khóc đêm khi ngủ vẫn không giảm, hãy thảo luận với cộng đồng các mẹ nuôi con khác hoặc chuyên gia hỗ trợ để nhận được lời khuyên tốt nhất từ người có kinh nghiệm.

Nếu ba mẹ có bất kì thắc mắc gì hãy comment xuống dưới phần bình luận hoặc kết nối với Umoo qua facebook, zalo, youtube về các câu hỏi tương tự nhé.

Umoo.VN chuyên cung cấp các sản phẩm an toàn cho bé như nôi cũi trẻ em, ghế ăn dặm cho bé, thanh chắn cầu thang. Hãy đặt hàng hoặc gọi điện ngay cho chúng tôi để được giao hàng sản phẩm an toàn cho bé sớm nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *