Chăm con, Tin tức

TP HCM ghi nhận nhiều ca sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng khó điều trị cho người bệnh. Sốt xuất huyết thường gia tăng vào mùa mưa, nhất là thời gian đầu mua mưa ở HCM và đầu mùa hè tại Hà Nội

Số ca bệnh sốt xuất huyết tại HCM gia tăng

Ngày 3/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, tuần qua trên địa bàn ghi nhận 370 trường hợp mắc bệnh SXH tăng 19,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca SXH tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 39 là 7.739 ca. Các điểm nóng của bệnh SXH đang tập trung tại quận 1, thành phố Thủ Đức và quận 7.

Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa
Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa

Thông tin bệnh nhân sốt xuất huyết tại BV Nhiệt đới

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM, tại đây đang tiếp nhận, điều trị gần 30 trường hợp mắc SXH, khoảng 10% bệnh nhân trong tình trạng nặng. Đáng lưu ý, số ca nhập viện hầu hết là bệnh nhân ở các tỉnh chuyển đến, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông.

TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc Trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM cho biết, tại khoa có 2 trường hợp nặng, bệnh nhi bị sốc SXH (sốt cao, nôn ói, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi, màng bụng, suy hô hấp…) phải theo dõi, điều trị tích cực. Theo BS Quí, so với cùng kỳ các năm trước, bệnh SXH năm nay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, cộng đồng cần cảnh giác trước các nguy cơ nhiễm bệnh và diễn tiến nặng.

Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa - biểu hiện
Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa

Số ca sốt xuất huyết tại BV Nhi đồng

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 mỗi ngày cũng đang điều trị nội trú cho khoảng 20 đến 30 trường hợp mắc bệnh trong đó có nhiều bệnh nhân bị sốc SXH. Thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy, trong tháng 9 bệnh viện đã tiếp nhận 130 trẻ mắc SXH nhập viện, trong đó có 8 trường hợp nặng với diễn tiến sốc SXH một số trẻ phải hỗ trợ thở máy. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số ca sốc SXH trong tuần qua ghi nhận 4 trường hợp.

TS.BS Quí cho biết, SXH hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng đã có vắc xin phòng ngừa. Các biến chứng thường gặp bao gồm sốc SXH nặng, suy đa cơ quan, sốc do giảm thể tích tuần hoàn và thoát huyết tương, xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Do đó, khi bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, ói nhiều, lừ đừ, tay chân lạnh, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở nhanh, li bì… cần được nhập viện điều trị để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Theo BS Lê Hồng Nga, phó Giám đốc HCDC, hiện nay SXH đã trở thành bệnh lưu hành hàng năm, bệnh thường tăng cao vào giai đoạn mùa mưa nên cộng đồng cần nâng cao ý thức phòng chống. Để ngăn chặn muỗi truyền bệnh SXH, người dân cần chủ động lật úp các vật dụng có khả năng chứa nước không sử dụng tới; đậy kín lu khạp chứa nước; thả cá 7 màu vào các vật dụng chứa nước để diệt lăng quăng; sử dụng cửa lưới chống muỗi, diệt muỗi, ngủ mùng, mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt.

Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa
Sốt xuất huyết gia tăng tại TP HCM khi bước vào mua mưa

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Phòng chống sốt xuất huyết (SXH) là việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống:

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi

Đậy kín các vật chứa nước: Các vật dụng như thùng, xô, bể nước, chum vại cần được đậy kín để tránh muỗi đẻ trứng.
Thường xuyên loại bỏ nước đọng: Đổ nước đọng ở các vật dụng như chậu hoa, máng nước, vỏ dừa, lốp xe cũ hoặc bất kỳ nơi nào có thể tích trữ nước.
Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp nhà cửa, khu vực xung quanh nhà, loại bỏ các phế thải, chai lọ không cần thiết.

Sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân

Mặc quần áo dài: Che kín cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều tối, khi muỗi hoạt động mạnh.
Sử dụng kem chống muỗi: Thoa kem hoặc xịt thuốc chống muỗi lên da.
Ngủ màn: Luôn ngủ trong màn, kể cả ban ngày khi muỗi vằn gây SXH hoạt động.

Sử dụng hóa chất diệt muỗi

Phun thuốc diệt muỗi: Tổ chức phun thuốc diệt muỗi trong nhà và khu vực xung quanh theo chỉ định của cơ quan y tế.
Sử dụng nhang hoặc đèn diệt muỗi: Các loại nhang hoặc thiết bị diệt muỗi có thể giúp hạn chế muỗi trong nhà.

Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng

Tổ chức chiến dịch vệ sinh: Tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường cộng đồng để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
Nhận thức về triệu chứng bệnh: Hiểu rõ triệu chứng ban đầu của bệnh SXH (sốt cao, đau đầu, phát ban, đau khớp) để kịp thời điều trị.

Theo dõi và điều trị sớm

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc SXH, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Phòng chống sốt xuất huyết không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà cần có sự hợp tác từ cả cộng đồng để đảm bảo hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lây lan của bệnh.

Umoo.VN chuyên cung cấp đồ dùng an toàn cho bé gồm xe đẩy Umoothanh chắn cầu thang, ghế ăn dặm cho bé, giàn phơi thông minhlưới chống muỗi, thanh chắn giường trẻ em, phụ kiện lưới an toàn ban công. Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi 0914.403.667 để đặt lịch giao hàng sản phẩm thanh chắn cầu thang cho mẹ và bé nhanh nhất nhé. 

Nếu có bất kì thắc mắc gì về bệnh sốt xuất huyết hãy để lại bình luận xuống dưới hoặc chia sẻ cho chúng tôi qua zalo, facebook ngay nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *