Trẻ khóc dạ đề là hiện tượng quấy khóc ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn thường từ 2,3 tuần sau khi sinh mà không rõ nguyên do. Khóc dạ đề thường xuất hiện vào chiều tối hoặc buổi tối. Khóc dạ đề (có nơi gọi khóc dã đề, khóc giạ đề) thường dẫn đến tình trạng bé căng thằng và mệt mỏi, kèm theo cả sự lo lắng của ba mẹ. Hãy cùng Umoo tìm hiểu khóc dạ đề là gì, nguyên nhân và cách hiệu quả điều trị khóc dạ đề nhé.
Trẻ khóc dạ đề là như thế nào?
Khóc dạ đề là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Việt, thường được sử dụng để diễn tả tình trạng bé sơ sinh khóc một cách mãnh liệt, không rõ nguyên nhân. Khóc dạ đề thường diễn ra vào ban đêm khi trẻ khó chịu trong khi ngủ, thường bị giật mình tỉnh dậy và khóc thét giữa đêm.
Biểu hiện của trẻ khóc dạ đề là thường khóc dữ dội, cơ thể căng cứng, mặt đỏ gay gắt, tay nắm chặt, chân co về trước, khóc dai dẳng trong thời gian nhiều giờ liền mà dỗ không được.
Trẻ khóc dạ đề thường kéo dài trong nhiều ngày và nhiều tuần. Trẻ thường khóc dã đề vào ban đêm vì vậy trẻ khóc dạ đề ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, sự phát triển của bé cũng như tình trạng sức khỏe, tâm lí của cả cha mẹ.
Dấu hiệu chẩn đoán trẻ khóc dạ đề:
Khóc dạ đề là tình trạng bé sơ sinh quấy khóc và gần như không dỗ được. Các bé khóc dạ đề thường là khóc không rõ lí do, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt và vẫn tăng cân bình thường. Khóc dạ đề cũng có biểu hiện giống như nhiều loại khóc do nhu cầu khác của trẻ, tuy nhiên có một số tiêu chuẩn để phân biệt khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh:
Một bé sơ sinh được coi là khóc dạ đề khi có các dấu hiệu dưới đây:
Khóc nhiều hơn 3 giờ/ 1 ngày. Trẻ khóc không rõ nguyên nhân có thể kéo dài 2,3 tiếng liên tục hoặc một ngày khóc nhiều lẫn, mỗi lần kéo dài cả tiếng đồng hồ.
Khóc nhiều hơn 3 ngày / 1 tuần. Trình trạng khóc kéo dài thường lặp lại sau 1,2 ngày. Số ngày khóc kéo dài nhiều hơn 3 ngày/ tuần.
Khóc nhiều hơn 1 tuần. Tình trạng trẻ khóc kéo dài, dai dằng hàng giờ lặp lại trong nhiều ngày và việc này diễn ra nhiều hơn 1 tuần.
Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình thời gian khóc dạ đề bao lâu thì hết. Tuy nhiên theo dân gian, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường kết thúc sau 3 tháng. Nếu trẻ vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường thì việc khóc dạ đề không đáng lo ngại.
Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra tình trạng này, tính cách và sức khỏe của trẻ cũng như cách phản ứng của cha mẹ và người xung quanh khi trẻ gặp tình trạng khóc dạ đề.
Dưới đây là một số yếu tố khiến trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết:
Yếu tố tuổi của trẻ:
Trẻ sơ sinh thường gặp tình trạng khóc giã đề trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh. Đối với một số trẻ , tình trạng này đến muộn hơn, nghĩa là sau vài tháng sau sinh mới xuất hiện tình trạng khóc dạ đề ở trẻ. Qua nhiều trường hợp đúc kết lại, trẻ càng xuất hiện khóc dạ đề muộn thì thời gian trẻ khóc dạ đề càng kéo dài lâu hơn.
Yếu tố nguyên nhân gây ra:
Nếu bé khóc dạ đề là có nguyên nhân do vấn đề sức khỏe hoặc do yếu tố cảm xúc của trẻ thì thời gian trẻ khóc dạ đề chấm dứt phụ thuộc việc giải quyết được nguyên nhân cụ thể. Ví dụ như trẻ khóc dạ đề do ăn một loại sữa công thức có thành phần dị ứng với trẻ, thì thay đổi loại sữa phù hợp có thể giúp sớm kết thúc thời gian trẻ khóc dạ đề.
Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết phụ thuộc cách xử lý của cha mẹ:
Cách cha mẹ xử lý tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề cũng là yếu tố ảnh hưởng tới thời gian trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết. Hầu hết mọi trường hợp, cha mẹ nên vỗ về, an ủi tạo cảm giác thoải mái mà một môi trường dễ chịu sẽ giúp trẻ dừng khóc sớm hơn. Ngoài ra việc ba mẹ xác định và giải quyết các nhu cầu cơ bản của trẻ có thể giúp trẻ giảm bớt tình trạng khóc dạ đề kéo dài.
Khóc dạ đề là dấu hiệu của bệnh gì?
Trẻ khóc dạ đề là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, theo thống kê, 1/4 số trẻ em có hiện tượng khóc dạ đề vào giai đoạn sơ sinh. Vì vậy, khóc dạ đề thường không đánh giá được là dấu hiệu của bệnh gì.
Tuy nhiên, theo thống kê của nhiều trường hợp, các bé gặp những tình trạng dưới đây thì tỉ lệ khóc dạ đề nhiều hơn nhiều lần so với những em bé khác. Hay nói cách khác, khóc dạ đề có thể là dấu hiện liên quan một số chứng bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh nhất định, hoặc có thể nói, một số chứng bệnh dưới đây có dấu hiệu hay bị HIỂU NHẦM là trẻ khóc dạ đề:
Dị ứng thức ăn hoặc ăn phải thực phẩm khó tiêu:
Dị ứng thức ăn là một tác nhân có thể gây ra tình trạng khóc dạ đề ở trẻ. Vì trẻ chưa biết nói với người lớn nên trong nhiều trường hợp em bé khó chịu do dị ứng với thức ăn nhưng không biết làm gì ngoài việc khóc. Bé càng khóc người lớn càng không hiểu lí do bé khóc, và việc ăn uống thì diễn ra nhiều lần do đó dẫn tới việc ĐÁNH ĐỒNG việc bé khóc do dị ứng thức ăn và trẻ khóc dạ đề.
Vì vậy, khi bé khóc không rõ nguyên nhân, ba mẹ nên kiểm tra xem bé có dấu hiệu nào của dị ứng thức ăn hoặc do ăn phải thức ăn khó tiêu không nhé. Bé sơ sinh chủ yếu uống sữa, vì vậy ba mẹ cần kiểm tra xem sữa công thức bé đang dùng có thành phần nào gây dị ứng, hoặc mẹ có ăn thức ăn nào khiến bé khó tiêu qua đường sữa mẹ không nhé.
Lồng ruột:
Trẻ bị lồng ruột sẽ gây ra tình trạng thức ăn bị tắc nghẽn, gây ứ đọng thức ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tình trạng lồng ruột không dễ phát hiện và bé khóc khi bị lồng ruột cũng hay bị đánh đồng với việc khóc dạ đề. Lồng ruột là bênh thường hay gặp ở trẻ đang bú mẹ và có nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, chứng lồng ruột ở trẻ thường xuất hiện khi trẻ ở giai đoạn lớn tuổi hơn so với giai đoạn khóc dạ đề. Một đặc điểm nữa là chứng lồng ruột hay gặp ở những bé trai hay nghịch hơn những bé gái. Vì vậy, khi bé sơ sinh khóc dạ đề không tìm ra cách khắc phục, cha mẹ cũng cần kiểm tra xem bé có gặp tình trạng lồng ruột không nhé.
Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là bệnh lý đặc trung bởi tình trạng kích thước môn vị nhỏ khiến thức ăn và dịch dạ dày khó lưu thông hoặc đình trệ hoàn toàn không thể xuống ruột non. Hẹp môn vị khí thức ăn và dịch dạ dày bị ứ đọng trong dạ dày nhiều giờ, ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu.
Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị sẽ khó chịu và khóc dai dẳng nhiều giờ không rõ nguyên nhân. Vì vậy trong nhiều trường hợp, trẻ khóc dạ đề có thể là một dấu hiệu của bệnh lý hẹp môn vị.
Viêm tai giữa mãn tính
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có hai giai đoạn biểu hiện khác nhau, giai đoạn đầu trẻ biểu hiện rõ rệt, dễ nhận biết nhưng giai đoạn sau viêm tại giữa chuyển sang giai đoạn mạn tính khó phân biệt hơn và nhiều người NHẦM TƯỞNG biểu hiện viêm tai giữa mãn tính là bé đang KHÓC DẠ ĐỀ
Biểu hiện của viêm tai giữa giai đoạn đầu: Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật, trẻ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. Một số bé có biểu hiện rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Biểu hiện của viêm tai giữa giai đoạn mãn tính: Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được. Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.
Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, thỉnh thoảng có mủ tai chảy ra. Nếu ba mẹ thấy bé có dấu hiệu của TRẺ KHÓC DẠ ĐỀ mà có mủ tai chảy ra, thì nên cân nhắc khả năng bé đã bị viêm tai giữa mãn tính rồi nhé.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến cho các phần bên trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây đau, khó chịu. Trào ngược dạ dày kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, chít hẹp thực quản hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư. Bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày sẽ khóc liên tục và không có cách nào dỗ bé ngừng khóc. Vì vậy, khi bé khóc không rõ nguyên nhân, không dỗ được thì có thể là một dấu hiệu của trào ngược dạ dày ba mẹ nhé.
Khóc dạ đề tâm linh
Trẻ khóc dạ đề là một biểu hiện khó tìm ra nguyên nhân và không có cách khắc phục hiệu quả, và cũng được coi là một hiện tượng tâm linh trong truyền thống văn hóa Việt. Trong một số khu vực, người ta coi khóc dạ đề là cách để bé sơ sinh “rửa tội” từ kiếp trước hoặc là một cách để loại bỏ những linh hồn ác.
Khóc dạ đề cũng có thể được coi là một biểu hiện của tâm linh trong việc trải qua các trạng thái sức khỏe tinh thần và cảm xúc khó khăn đến từ kiếp trước. Đối với nhiều người, việc hiểu và giải thích khóc dạ đề theo quan điểm tâm linh mang lại sự an ủi và ý nghĩa tinh thần, trong khi một số người khác lại giái thích khóc dạ đề theo sinh học hoặc tâm lý.
Quan điểm về khóc dạ đề tâm linh là khác nhau phụ thuộc vào văn hóa, tôn giáo và quan điểm cá nhân. Theo quan điểm khóc dạ đề tâm linh sẽ có giờ sinh dạ đề hay giờ sinh khóc dạ đề. Điều này hoàn toàn chưa được khoa học chứng minh nên vẫn chỉ là một quan điểm để chúng ta tham khảo. Tốt nhất, khi bé khóc dạ đề, hãy tìm hiểu xem có nguyên nhân căn bản nào dẫn đến tình trạng hay quấy khóc ở trẻ hay không và giải quyết chúng mới là cách tốt nhất giảm tình trạng khóc dạ đề ở trẻ.
Trẻ khóc dạ đề nên làm gì?
Khoa học hiện nay vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc hàng giờ đồng hồ và việc khóc lặp đi lặp lại trong nhiều ngày. Vì vậy, cũng chưa có biện pháp nào đảm bảo điều trị hiệu quả khóc dạ đề ở trẻ. Khi trẻ có tình trạng khóc dạ đề, cha mẹ có thể làm theo cách điều trị dưới đây:
Tự điều trị trẻ khóc dạ đề tại nhà:
Cho trẻ ti mẹ hoặc cho bé ngậm ti giả hoặc ti bình sữa.
Đảm bảo bé không quá đói: Trong nhiều trẻ sơ sinh thường khóc do đói. Lúc này thì cho bé ăn là cách tốt nhất để giúp bé giảm hoặc ngừng khóc. nhiều trường hợp bé quá đói nên khi bé khóc có hiện tượng từ chối ti mẹ hoặc ti bình. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý để bé không quá đói nhé.
- Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết bé đói.
Hãy kiên nhẫn và cố gắng an ủi bé:
Hãy xoa bóp nhẹ nhàng và an ủi bé để bé yên tâm. Mẹ có thể nói chuyện nhẹ nhàng với bé. Có thể dùng các mẹo như nhấc nhẹ bé lên, đặt bé trên vai hoặc đặt bé trên bụng nhằm tạo cảm giác an toàn cho bé và cũng nhằm đánh lạc hướng sự quan tâm của bé. Trong hầu hết trường hợp, vỗ về an ủi là cách tốt nhất ba mẹ có thể làm khi trẻ khó dạ đề.
Tạo môi trường thuận thoải mái cho bé:
Có thể bật nhạc du dương cho bé cảm giác thoải mái hoặc hát ru cho bé dễ chịu hơn. Nếu bé cảm thấy khó chịu khi bạn bế hãy đổi thành người khác trông trông bé hoặc đặt bé vào nôi cũng có thể có tác dụng giúp bé ngừng khóc dạ đề. Đảm bảo môi trường xung quanh bé được sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Ngoài ra cũng mẹ cũng cần kiểm tra phòng để đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp và không có tác nhân gây kích thích mạnh cho bé.
Điều trị y tế khi trẻ khóc dạ đề
Trong hầu hết trường hợp, việc trẻ sơ sinh khóc dạ đề là hoàn toàn bình thường và không cần lo lắng quá mức. Bố mẹ cần tạo điều kiện thuận lợi và an ủi vỗ về để trẻ an tâm và sớm dừng khóc hơn. Trong một số trường hợp trẻ có biểu hiện quá mức, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc nhân viên y tế để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe nào đáng lo ngại.
Hãy khám bác sĩ ngay nếu con của bạn có những biểu hiện sau:
Quấy khóc sau khi bị ngã, chấn thương hoặc bị ốm.
Bé bị tím tái da hoặc môi khi đang khóc.
Ăn, ngủ hoặc cư xử khác thường
Tổng kết lại, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, từ cảm xúc đến vấn đề sức khỏe của bé. Quan trọng nhất là cha mẹ cần nhận biết và hiểu được nguyên nhân trẻ khóc dạ đề để cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp, bao gồm an ủi vỗ về bé và tạo môi trường thoải mái cho bé. Khi bé khóc dạ đề và có một số biểu hiện bất thường, hãy đưa bé đi khám y tế để đảm bảo bé tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Nếu ba mẹ có bất kì thắc mắc gì hãy comment xuống dưới phần bình luận hoặc kết nối với Umoo qua facebook, zalo, youtube nhé.
Umoo.VN chuyên cung cấp các sản phẩm an toàn cho bé như nôi cũi trẻ em, ghế ăn dặm cho bé, thanh chắn cầu thang. Hãy đặt hàng hoặc gọi điện ngay cho chúng tôi để được giao hàng sản phẩm an toàn cho bé sớm nhất nhé.